Kết quả tìm kiếm cho "nhân kỷ niệm 102 năm"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 191
Hòa trong khí thế tưng bừng của cả nước, sáng 30/6, tại vùng đất phương Nam trù phú, một sự kiện trọng đại đã đi vào lịch sử - Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về việc sáp nhập 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang, chính thức khai sinh tỉnh An Giang mới. Sự kiện là dấu mốc chiến lược, mở ra một chương mới đầy hứa hẹn, thắp lên khát vọng phát triển mạnh mẽ cho vùng đất và con người An Giang.
Ngày 1/7/2025, tỉnh mới An Giang chính thức hình thành trên bản đồ hành chính Việt Nam, là kết quả của quá trình hợp nhất hai tỉnh liền kề An Giang và Kiên Giang. Không chỉ là sự thay đổi về ranh giới địa lý hay cơ cấu bộ máy chính quyền, đây là dấu mốc lịch sử trong thực hiện nghị quyết Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả và mở rộng không gian phát triển toàn vùng.
Phát biểu tại lễ công bố nghị quyết sáp nhập tỉnh, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính nhấn mạnh: Việc hợp nhất Kiên Giang và An Giang là bước đi tất yếu, chiến lược, nhằm tinh gọn bộ máy, phát huy lợi thế vùng, tạo động lực phát triển mạnh mẽ hơn. Phó Thủ tướng đề nghị toàn hệ thống chính trị vận hành thông suốt từ ngày 1/7, nâng cao trách nhiệm phục vụ Nhân dân, doanh nghiệp và chung sức xây dựng An Giang thành cực tăng trưởng mới của khu vực.
Sáng 30/6, tại Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh Kiên Giang, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Kiên Giang và An Giang long trọng tổ chức Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính phát biểu chỉ đạo, kỳ vọng vào tương lai tươi sáng của tỉnh An Giang mới. Báo An Giang điện tử xin giới thiệu toàn văn phát biểu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính tại buổi lễ.
6 tháng đầu năm 2025, Hội Nông dân tỉnh đã nỗ lực thực hiện nhiệm vụ trên các mặt công tác, nhằm giúp cán bộ, hội viên, nông dân ổn định tư tưởng, yên tâm sản xuất, cùng hướng đến sự kiện tỉnh An Giang mới chính thức vận hành.
“Vĩnh Tế” là tên gọi chính thức trong hồ sơ khoa học di tích, do vua Gia Long đặt khi cho đào kênh nối Châu Đốc đến Hà Tiên. Ngoài ra, dòng kênh lịch sử này còn có nhiều tên gọi khác, như: Sông Châu Đốc - Hà Tiên (trong thời gian thi công), Vĩnh Tế hà (khắc trên Cao đỉnh 1835, với ý nghĩa “bền vững lâu dài”), sông Vĩnh Tế (trong nhiều tư liệu lịch sử triều Nguyễn). Dù mang tên gọi nào, dòng kênh vẫn là chứng nhân lịch sử đặc biệt của vùng đất biên cương An Giang.
Chiều 18/6, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 5 (mở rộng) sơ kết hoạt động công đoàn 6 tháng đầu năm, tổng kết hoạt động Tháng Công nhân năm 2025 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
Sáng 6/6, tại phường Vĩnh Nguơn, UBND TP. Châu Đốc tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh đối với kênh Vĩnh Tế. Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN TP. Châu Đốc, phường, xã và đông đảo người dân tham dự.
Sáng 4/6, tại Kiên Giang, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang và Thường trực Tỉnh ủy An Giang về triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương gần đây, việc sắp xếp tổ chức bộ máy của địa phương, công tác quốc phòng, an ninh, việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế, công tác an sinh xã hội.
Giá vàng hôm nay 1-6: Cùng chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng miếng trong nước đã giảm trong tuần qua, hiện đang giao dịch ở mức 118,2 triệu đồng/lượng bán ra.
Ngày 19/5, Đại hội Đảng bộ Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền lần thứ 5, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã diễn ra với sự tham dự của 148 đảng viên của Đảng bộ Công ty, những đảng viên tiêu biểu, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của gần 1.400 cán bộ, công nhân viên, người lao động trong toàn Đảng bộ Công ty.
Giá vàng hôm nay (14-5): Giá vàng thế giới phục hồi nhẹ vào thứ Ba sau mức giảm mạnh vào đầu tuần. Trong nước, cả giá vàng miếng và vàng nhẫn tăng mạnh.